Quy tắc ghi nhớ hiệu quả

Quy tắc ghi nhớ hiệu quả

Ghi nhớ là một năng lực đặc biệt của não. Nó bao gồm quá trình thu nhận, lưu trữ và tái hiện thông tin của não bộ. Trong bài viết này, tôi muốn chia sẽ với các bạn về kỹ năng ghi nhớ đã được các nhà khoa học nghiên cứu và áp dụng.




Để có trí nhớ tốt, ngoài việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng cho não con người cần phải rèn luyện một quy luật để có khả năng ghi nhớ tốt. Đại đa số chúng ta thường vi phạm nghiêm trọng quy luật tự nhiên của quá trình ghi nhớ. Giáo sư  Carl Seashore, nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ từng cho rằng: “Một người bình thường không sử dụng quá 10% khả năng ghi nhớ bẩm sinh của mình. Anh ta thường lãng phí 90 % khả năng ấy vì quy phạm quy luật ghi nhớ”. Quy luật ghi nhớ là quá trình thu thập, lưu trữ và tái hiện thông tin. Nhà văn Dale Carnegie tóm lược bằng công thức ghi nhớ bằng: “Sự ấn tượng + sự tái hiện + sự liên kết”.

Trước tiên khi muốn ghi nhớ điều gì trước hết chúng ta cần phải có ấn tượng sâu sắc, rõ ràng về đối tượng mình cần ghi nhớ. Để làm được điều này bạn cần phải tập trung và quan sát kỹ đối tượng, cố gắng sử dụng càng nhiều giác quan càng tốt. Quên đơn giản chỉ là sự thất bại trong việc bạn lưu trữ thông tin ngay từ đầu. Nó phần lớn là vì bạn không có cảm thấy thích thú hay ấn tượng gì cả. Qúa trình chúng ta đọc và nghe thụ động chỉ giúp ta nhớ 30%, nhưng khi ta đọc hay nghe chủ động và tái hiện bằng cách thực hành ta sẽ nâng mức nhớ lên đến 90%.

Ảnh minh họa: Liên tưởng giúp não nhớ lâu hơn.


Thứ hai là sự tái diễn. Não bộ con người thường dễ quên những gì chúng ta vừa ghi nhớ sau 10 giờ đồng hồ. Đa số người ta thường không chú ý đến việc phân chi trí nhớ ngắn hạng và trí nhớ dài hạn. Để có trí nhớ dài hạn, tức là nhớ lâu, chúng ta cần phải mã hóa và tái hiện lại những gì vừa ghi nhớ. Làm  được điều này bằng cách chúng ta phải biết kết nối những điều mới học với những kiến thức, ấn tượng cũ mà ta khó quên trước đó để lưu trữ thông tin. Nếu làm tốt khâu lưu trữ thông tin thì não sẽ rất dễ dàng truy xuất khi cần tới.

Cuối cùng, bạn phải sử dụng thông tin đã nhớ trước khi bạn mất chúng. Sự tái hiện bằng cách lặp lại sẽ làm cho bộ não thiết lập hệ thống thông tin và truy xuất nhanh hơn. Hãy tìm cách ôn hoặc đề cập đến nó trước khi nó biến mất khỏi não chúng ta. Tốt nhất là diễn đạt lại theo cách tư duy của mình về điều mà bạn muốn ghi nhớ.
Tóm lại, để có một trí nhớ tốt ngoài việc ăn uống đủ chất (những thức ăn tốt cho não), ngủ đủ giờ, chơi thể thao hợp lý chúng ta cân phải biết quy tắc ghi nhớ. Nó đơn giản chỉ là sự ấn tượng mạnh,  kết nối, liên tưởng nhanh và sự sử dụng tái hiện kịp lúc.


Trần Anh Dũng
trananhdungsgu@gmail.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét